Trang chủ » Tin tức & Sự kiện

5 lỗi "chết người" khi kết hợp thuốc thông dụng

Ngày 12/06/2015 10:55 AM | Xem (3493)

(NLĐO) - Nhiều người thường vô tình kết hợp các loại thuốc tưởng chừng vô hại như dầu cá, vitamin, khoáng chất, ngừa thai với thuốc theo toa mà không lường trước được hậu quả.

(NLĐO) - Nhiều người thường vô tình kết hợp các loại thuốc tưởng chừng vô hại như dầu cá, vitamin, khoáng chất, ngừa thai với thuốc theo toa mà không lường trước được hậu quả. Dưới đây là 5 lỗi kết hợp thuốc có thể khiến người bệnh nguy hiểm.

 

Uống cây cỏ ban (St. John’s Wort) và thuốc ngừa thai có thể làm giảm tác dụng ngừa thai

Uống cây cỏ ban (St. John’s Wort) và thuốc ngừa thai có thể làm giảm tác dụng ngừa thai

 

Vitamin tổng hợp và thuốc theo toa

Các loại vitamin tổng hợp vốn chứa rất nhiều thành phần có sẵn, nhiều nhãn hiệu còn cung cấp thêm nhiều chất khác trong viênvitaminnhư DHA, khoáng chất, chất bảo vệ hệ miễn dịch…). Các chuyên gia cho rằng càng nhiều dưỡng chất trong vitamin tổng hợp, rủi ro tương tác với thuốc theo toa của bạn càng cao. Theo một thống kê từ trang khảo sát ConsumerLab 2011, hơn 25% các chai, lọ ghi lượng vitamin, khoáng chất ghi trên nhãn không phù hợp với liều lượng tiêu chuẩn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không an toàn nếu chẳng may vô tìnhkết hợp thuốcbổ liều cao với những loại thuốc theo toa, chẳng hạnVitamin Kvà chất làm loãng máu hoặc thuốc sắt và thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Cây cỏ ban (St. John’s Wort) và thuốc ngừa thai

Các chuyên gia cho biết những loại thảo dược trị trầm cảm này có thể làm giảm tác dụng của các đơn thuốc trị bệnh tim, ung thư, thuốc chống dị ứng và thuốc ngừa thai. Ngoài báo cáo về trường hợp mang thai ngoài ý muốn khi kết hợp hai loại thuốc, một nghiên cứu của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cũng tìm thấy uống 300 mg St. John’s Wort 3 lần mỗi ngày (liều lượng khuyến cáo điều trị trầm cảm) còn làm thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc tránh thai.

 

Hạn chế kết hợp omaga-3 với thuốc làm loãng máu

Hạn chế kết hợp omaga-3 với thuốc làm loãng máu

 

Vitamin B và Statin

Niacin - hay còn được biết với tên Vitamin B - được sử dụng như phương thuốc tự nhiên trị các bệnh từ mụn trứng cá đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, loại thuốc bổ này có thể gây hại cho cơ bắp nếu bạn kết hợp với thuốc statin làm giảm cholesterol. Cả vitamin B và statin đều làm suy yếu cơ ở mức độ khiến bệnh nhân dễ bị chuột rút hoặc đau nhức. Nhưng nếu hai loại thuốc này kết hợp lại sẽ gây nhiều phản ứng khó lường. Trong một nghiên cứu tim 2013, 20% số người uống niacin và statin cùng lúc sẽ có các phản ứng như phát ban, khó tiêu, trong đó 29 người bị teo cơ do bệnh cơ (myopathy).

Thuốc thông mũi và thuốc huyết áp

Thuốc thông mũi, đặc biệt chứa pseudoephedrine (Allegra D và Mucinex D) thắt các mạch máu, giúp bạn giảm sưng và giảm chảy mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể thắt chặt quá các mạch máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cảnh báo. AHA cũng cảnh báo nhiều loại thuốc trị cảm cúm trên thị trường hiện nay chứa thuốc thông mũi, trong đó có các thương hiệu thuốc nhỏ mắt Clear, Visine, Afrin, Sudafed…

Omega-3 và thuốc loãng máu

Bổ sung Omega-3 là việc làm cần thiết, có lợi cho tim nhưng loại axit béo này còn làm loãng máu. Theo trung tâm nghiên cứu Cleveland, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin hoặc aspirin, bạn có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu lạm dụngOmega-3. Nếu dùng liều cao, Omega-3 có thể gây chứng đột quỵ chảy máu. Khi bạn bị chảy máu do kết hợp hai loại dược phẩm trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn xử lý. Nhiều loại thảo mộc và khoáng chất có tác dụng làm đông máu như trà hoa cúc.

L. Thoa (Theo Shape Magazine)
Các bài viết khác