Trang chủ » Tin tức & Sự kiện

Quản lý chất lượng trong xét nghiệm

Ngày 06/04/2016 8:52 AM | Xem (7060)

Trong xét nghiệm y học, kiểm tra chất lượng (Quality Control) là một phần của đảm bảo chất lượng nhằm phát hiện sai số và nguyên nhân gây sai số để đề ra biện phát khắc phục các sai số xảy ra.

Kiểm tra chất lượng là gì?
Trong xét nghiệm y học, kiểm tra chất lượng (Quality Control) là một phần của đảm bảo chất lượng nhằm phát hiện sai số và nguyên nhân gây sai số để đề ra biện phát khắc phục các sai số xảy ra. Nội kiểm tra chất lượng và ngoại kiểm tra là hai công cụ quan của kiểm tra chất lượng.
1- Nội kiểm tra chất lượng
Nội kiểm tra chất lượng (Internal Quality Control – IQC) gọi tắt là nội kiểm tra, là công cụ kiểm tra chất lượng hàng ngày trong nội bộ một phòng xét nghiệm, được thực hiện bởi nhân viên phòngxét nghiệm nhằm đánh giá liên tục các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm. Từ đó, phòng xét nghiệm đi đến quyết định kết quả xét nghiệm có tin cậy để trả cho bác sĩ lâm sàng hay bệnh nhân.
Nguyên tắc của nội kiểm tra là dựa vào việc kiểm tra những thông số có giá trị đã biết của mẫu nội kiểm để đánh giá những thông số có giá trị chưa biết (kết quả xét nghiệm). Khi phân tích mẫu nội kiểm, phòng xét nghiệm phải thực hiện trong cùng điều kiện như điều kiện phân tích mẫu bệnh phẩm, nghĩa là phân tích mẫu nội kiểm ở điều khiện thông thường của phòng xét nghiệm, không phân tích trong điều kiện tối ưu.
Để phát huy hiệu quả công cụ nội kiểm tra, phòng xét nghiệm cần chú ý các nguyên tắc thực hiện mẫu nội kiểm, ghi lại kết quả sau mỗi lần phân tích, kết hợp đánh giá kết quả nội kiểm dựa vào các phương pháp khác nhau. Khi kết quả nội kiểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát, phòng xét nghiệm cần tìm các nguyên nhân có thể gây ra sai số: thao tác thực hiện, tình trạng thiết bị, hóa chất sử dụng, chất lượng mẫu nội kiểm, phương pháp xét nghiệm, điều kiện phân tích (nguồn nước, dòng điện, nhiệt độ, ánh sáng…).
Việc thực hiện nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm sẽ giúp giảm thiểu sai số có thể xảy ra trong xét nghiệm, hướng đến kết quả xét nghiệm trả cho bác sỹ lâm sàng và bệnh nhân được tin cậy hơn, giúp phòng xét nghiệm có cơ sở chấp nhận hoặc không chất nhận kết quả xét nghiệm.
2. Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm
Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm (External Quality Assessment – EQA) gọi tắt là ngoại kiểm tra thường được diễn giải là công tác đánh giá việc thực hiện xét nghiệm của các phòng xét nghiệm thông qua so sánh liên phòng xét nghiệm, là một công cụ quan trọng của kiểm tra chất lượng được sử dụng để giám sát chất lượng xét nghiệm. Ngoại kiểm tra mang lại nhiều lợi ích cho phòng xét nghiệm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sỹ lâm sàng, bệnh nhân, các cơ quan quản lý,… giúp phòng xét nghiệm so sánh kết quả xét nghiệm với các phòng xét nghiệm khác trong cùng khu vực, trong một hoặc nhiều quốc gia thông qua một đơn vị triển khai ngoại kiểm độc lập (proficiency testing provider).
Thế nào là mẫu kiểm chuẩn?
Trong xét nghiệm y học, mẫu kiểm chuẩn được sử dụng để kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm. Mẫu kiểm chuẩn là mẫu có các thông số với các nồng độ khác nhau bao trùm dãy giá trị thực nghiệm có ý nghĩa lâm sàng.
Mẫu kiểm chuẫn bao gồm mẫu chuẩn dùng trong nội kiểm tra (mẫu nội kiểm) và mẫu chuẩn dùng trong ngoại kiểm tra (mẫu ngoại kiểm).
- Mẫu nội kiểm là mẫu có các thông số cho trước, thường được phân tích cùng lúc với mẫu bệnh phẩm, để đánh giá độ tin cậy của kết quả phân tích.
- Mẫu ngoại kiểm là mẫu được sử dụng trong các chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm, thường là mẫu mù với giá trị ấn định được xác định dựa vào sự đồng thuận của các phòng xét nghiệm tham gia.
Các bài viết khác